8 CÁCH SƠ CỨU CHO TRẺ – MẸ CẦN LƯU Ý

1- Điện giật

Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạt dây điện khỏi người bé. Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.


2- Trẻ bị ngộ độc

Nếu mẹ tin rằng con đã hít hay nuốt phải chất độc như các chất tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ con ngồi im cho đến khi bác sĩ đến.
Nếu có thể, tìm hiểu con đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến con nôn ra bởi nó chỉ gây tổn hại dạ dày và đường ruột.
Nếu con tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.
Nếu con nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho con nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.

 

3- Khi trẻ bị hóc, nghẹn

Con có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi con không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi con ho, cần phải hành động ngay lập tức.
Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi mẹ biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.Còn không, với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt con nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.
Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.


4- Cầu thang

Để tránh trẻ bị tai nạn do cầu thang, bạn không nên để đồ vật hấp dẫn trẻ trên cầu thang, vì con bạn có thể bị ngã khi cố gắng trèo lên cầu thang để lấy những vật đó. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới khoảng cách giữa các thanh chắn trên lan can cầu thang, đảm bảo chúng không quá rộng vì trẻ có thể chui qua và ngã xuống đất. Tốt nhất là bạn nên có cửa ngăn ở các đầu cầu thang để ngăn trẻ đi lên cầu thang tránh tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.


5- Trẻ chảy máu cam

Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.


6- Khi bé bị mắc xương cá

  • Bé không chịu nuốt thêm dù đã dỗ bằng mọi cách.
  • Bé chảy nước dãi nhiều
  • Bé khóc và bị nôn ói dữ dội
  • Bé chỉ tay vào cổ họng, tự móc họng, kêu đau khi nuốt.
  • Bé ho nhiều khi đang ăn, đau ở họng, khó chịu khi nuốt, quấy khóc.
  • Khạc ra máu.


7- Phải làm gì khi bé bị bỏng

Bỏng có nhiều cấp độ. Nếu tiết diện vết bỏng không rộng, bề mặt vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng, hãy xả vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng 5 phút. Sau đó dùng khăn mềm sạch thấm khô và thoa thuốc trị bỏng hoặc mỡ trăn. Nếu vết bỏng nặng hơn, gây tổn thương da nghiêm trọng cần bọc vết bỏng bằng khăn sạch thật chắc và xả nước đến khi bé hết cảm giác nóng rát. Sau đó, chuyển viện để bé được cấp cứu kịp thời.


8- Phải làm gì khi bé bị co giật

Khi bị co giật, bé rất dễ cắn lưỡi. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Điều cần làm ngay lúc này là nhét một khăn mềm vào miệng bé. Tiếp đến, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu kê gối và chuyển viện ngay lập tức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *