Dinh dưỡng cho mẹ và bé thời kỳ cho con bú

Hầu hết tâm lý của mẹ bỉm lúc này là ăn để có sữa tốt, đủ chất cho con bú nhưng cũng kèm theo lo lắng về việc cân nặng, sức khỏe của chính mình. Vì vậy mà đôi việc không tiếc công tẩm bổ lại trở áp lực cho mẹ. Tuy nhiên, như vậy có thực sự tốt không?

Phụ nữ sau sinh trước hết phải khỏe mạnh thì nguồn sữa mới dồi dào.

Người mẹ sau sinh mất nhiều máu do sinh con, và mất nhiều năng lượng do cơ thể sản xuất sữa nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Giai đoạn này, mẹ cần ít nhất 2300 calo mỗi ngày và nhiều hơn tùy theo khả năng hoạt động và tiêu hao năng lượng của mẹ hàng ngày.

Thức ăn có thể chuyển hóa thành sữa mẹ, do đó chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ là rất quan trọng. Đặc biệt là 6 tháng đầu vì em bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đủ chất sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ sau này. Đặc biệt là khả năng đề kháng tốt, ít nhiễm bệnh hơn các bé bú sữa mẹ không đầy đủ.

Người mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các thức ăn có tính chất lợi sữa. Một chế độ ăn uống khoa học đảm bảo sức khỏe cho mẹ sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh, dồi dào nguồn sữa.

Chế độ ăn khoa học cho phụ nữ sau sinh

Người mẹ thường hay có cảm giác đói, ăn rất no nhưng lại đói nhanh. Do vậy, các mẹ nên chia nhiều bữa trong ngày, ngoài bữa chính nên ăn thêm bữa phụ với những thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, đảm bảo không gây dị ứng cho trẻ sơ sinh.

Vậy thức ăn bao lâu chuyển thành sữa mẹ? Thông thường, khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó thì sớm nhất là 1h, muộn nhất là 24h và mất trung bình khoảng 4-6h để thức ăn đó chuyển vào sữa mẹ.

Mẹ không nên quá kiêng khem mà cần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đa dạng thực phẩm. Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ vẫn nên duy trì uống vitamin tổng hợp và tăng cường hoa quả, rau xanh mỗi ngày.

Mẹ bầu nên ăn, uống gì?

– Thịt nạc: Heo nạc, thịt bò, thịt gà … đều cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn ít chất béo.

– Ưu tiên ăn thực phẩm dễ hấp thụ: Cháo, súp, sữa, …
– Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh, củ quả, đặc biệt là cải bó xôi, rau dền đỏ, súp lơ xanh, … hỗ trợ cho việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. – Chất béo: Mẹ nên bổ sung chất béo tốt (EPD, DHA, …) từ dầu cá, dầu thực vật…

– Uống đủ nước ít nhất 3 lít nước mỗi ngày, điều này cũng giúp tăng lượng sữa mẹ.

– Mẹ cũng có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Hầu hết men vi sinh đều hoàn toàn an toàn để sử dụng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ không bầu nên ăn, uống gì?

– Thực phẩm khó tiêu hóa, đồ ăn chế biến nhiều gia vị (cá kho mặn, thịt kho tiêu…) thịt tái, thịt sống.

– Ngoài thực phẩm, người mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú. Nhiều loại thuốc có thể đi vào sữa mẹ nhanh chóng, ảnh hưởng đến con. Do đó, trước khi uống bất cứ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo của nhà sản xuất dành cho phụ nữ cho con bú.

– Mẹ cho con bú cũng không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá; hạn chế các loại đồ ăn, thức uống có chứa caffein như: trà, cà phê, socola…

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *