Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
  • Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi.
  • Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ.

Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
  • Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm để tắm.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Với trẻ dưới 3 tháng, khi trẻ có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa trẻ đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *