KHI NÀO CẦN BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ??

  1. Nhu cầu canxi ở trẻ theo từng giai đoạn

Đối với trẻ nhỏ canxi có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định chiều cao trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc trẻ nhỏ thiếu canxi sẽ dẫn đến các bệnh lý khác nhau đặc biệt là loãng xương, còi xương ở trẻ nhỏ. Đối với mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có các nhu cầu về canxi khác nhau. Dưới đây là nhu cầu canxi của trẻ qua mỗi giai đoạn phát triển mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 300mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần khoảng 400mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 500mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần khoảng 600mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 9 tuổi cần khoảng 700mg/ngày.
  • Trẻ 10 tuổi cần khoảng 1000mg/ngày.
  • Trẻ từ 11 đến 24 tuổi cần 1200mg/ngày.

Đối với mỗi giai đoạn trẻ sẽ cần lượng canxi khác nhau cần cho nhu cầu phát triển thể chất của trẻ. Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hàng ngày hàm lượng canxi trong các loại thực phẩm chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của trẻ do đó cha mẹ cần nắm bắt được khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ và nhu cầu để đáp ứng đầy đủ.

 2. Những biểu hiện thường gặp ở trẻ thiếu canxi

Nhìn chung, vai trò của canxi trong cơ thể là không thể phủ nhận. Khi cơ thể không được bổ sung canxi đầy đủ thì sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường. Các biểu hiện của trẻ thiếu canxi bao gồm:

  • Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc và thường xuyên giật mình tỉnh dậy. Mỗi lần như vậy, trẻ có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
  • Trẻ chậm mọc răng, sâu răng, răng mọc không đều.
  • Trẻ chậm biết đi, xương khớp không bình thường như xương dễ gãy, chân vòng kiềng, còi cọc.
  • Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp liền chậm, đầu bẹt, lồng ngực gồ,…
  • Móng tay yếu, dễ gãy, hay than nhức mỏi chân, tay, đau hoặc yếu cơ.
  • Mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn, chóng mặt, hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa.
  • Kém phản ứng với môi trường xung quanh.
  • Những trường hợp nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, có các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

3. Khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ

Thiếu canxi thường gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ đặc biệt là bệnh còi xương ở trẻ. Tuy nhiên, khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ lại là vấn đề không hề đơn giản. Việc bổ sung không đúng cách còn gây hại đến sức khỏe của trẻ. Theo các chuyên gia trẻ cần được bổ sung canxi trong các trường hợp sau:

  • Trẻ được chẩn đoán là thiếu canxi tại các bệnh viện, cơ sở y tế sau khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng về định lượng canxi của trẻ.
  • Trẻ có các dấu hiệu thiếu canxi như trẻ ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, quấy khóc, rụng tóc vành khăn, ….
  • Trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương, chậm lớn, thóp lâu liền, đầu bẹp, chân vòng kiềng, trẻ chậm mọc răng,…
  • Bổ sung canxi khi có sự tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng về tình trạng dinh dưỡng của trẻ cần phải bổ sung canxi.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần bổ sung canxi hàng ngày bằng việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi, các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi nhằm tăng cường canxi cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.
  1. Thời điểm bổ sung canxi giúp trẻ hấp thụ tốt nhất trong ngày

Đối với trẻ nhỏ việc bổ sung canxi ngoài lưu ý về liều lượng thì thời điểm bổ sung canxi cũng là điều các bậc cha mẹ hết sức lưu ý. Bởi canxi nếu như bổ sung không đúng cách ngược lại còn gây hại cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ nhỏ việc bổ sung canxi vào thời điểm tốt nhất trong ngày là buổi sáng sau bữa ăn từ 30 đến 1 tiếng sau ăn. Ngoài ra, trẻ cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhằm tổng hợp vitamin D giúp cho việc hấp thụ canxi được tốt nhất. Vitamin D như là chất dẫn truyền giúp cho việc hấp thụ canxi vào cơ thể trẻ được tối ưu. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho trẻ là từ 9h15  giờ sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày tùy vào ánh nắng theo mùa mà cha mẹ nên lựa chọn thời điểm phù hợp nhất.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý không nên bổ sung canxi cho trẻ vào buổi tối hoặc buổi chiều vì điều này khiến cho canxi bị lắng đọng lại trong cơ thể gây nguy cơ táo bón, sỏi thận và gây mất ngủ, khó ngủ ở trẻ.

Đối với việc uống canxi không nên bổ sung canxi khi trẻ đói và không nên bổ sung canxi uống kèm sữa. Việc này sẽ khiến cho trẻ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

  1. Các lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ

Việc bổ sung canxi đúng cách sẽ giúp cho việc hấp thụ canxi được tối đa và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng bổ sung canxi:

  • Luôn chú trọng liều lượng: Với mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần có nhu cầu bổ sung canxi khác nhau do đó cha mẹ không nên bổ sung quá nhiều hoặc quá ít. Khi nào cần bổ sung canxi cho trẻ  thì các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo trẻ có được sự hấp thụ canxi tốt nhất.
  • Bổ sung đúng thời điểm: Việc bổ sung canxi đúng thời điểm vừa giúp trẻ có được nguồn canxi theo giai đoạn tốt nhất đồng thời làm hạn chế các tác dụng không mong muốn đối với sự phát triển của trẻ.
  • Bổ sung canxi kết hợp cùng với vitamin D giúp trẻ có được sự hấp thụ tốt nhất. Bởi vitamin D là chất dẫn truyền giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ canxi một cách tối đa.
  • Nên bổ sung qua đường ăn uống nhằm giúp trẻ có được hiệu quả tốt nhất mặc dù các loại thực phẩm hàng ngày chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của trẻ. Không nên tự ý bổ sung canxi một cách vô tội vạ vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *