SẮT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ CHÚNG TA.

Sắt là gì vai trò của sắt đối với cơ thể con người là gì? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu tác dụng của sắt và các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu sắt.

Sắt là gì? Vai trò của sắt đối với con người như thế nào?

Sắt là một nguyên tố phổ biến có trong tự nhiên, nó tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobinmyoglobin. Nguyên tố sắt có nhiệm vụ quan trọng trong việc tổng hợp DNA, đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể, sản xuất ra năng lượng oxy hóa và bất hoạt các gốc tự do gây hại.

Sắt viết tắt là Fe tham gia chủ yếu vào quá trình hình thành hồng cầu, giúp tăng cường sự tập trung của não bộ. Con người thường bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt bò, gan động vật, các loại đậu, hạt ngũ cốc…

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày

Vậy, sắt có vai trò gì đối với cơ thể con người?

Dưới đây là 7 tác dụng nhằm chỉ ra vai trò của sắt đối với cơ thể con người.

1 – Sắt giúp cho các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp nên thành phần chính của tế bào hồng cầu (hemoglobin). Hemoglobin góp phần quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu di chuyển tới các mô.

Theo rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% lượng sắt tìm thấy trong cơ thể có mặt tại các tế bào hồng cầu mà tế bào lại chiếm tới ¼ tế bào trong cơ thể. Một chế độ ăn dành cho người trưởng thành nhằm đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể yêu cầu tối thiểu phải bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày (đối với nữ giới) và 8 mg mỗi ngày (đối với nam giới).

 

2 – Cải thiện cơ bắp

Có tới 70% hàm lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin và myoglobin. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobinmyoglobin. Hemoglobin tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đi tới các mô của cơ thể. Myoglobin có nhiệm vụ vận chuyển, lưu trữ, giải phóng oxy trong các tế bào ở cơ bắp.

Sự săn chắc và khả năng hồi phục của các khối phụ thuộc vào quá trình vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tế bào nhanh hay chậm. Nó quyết định tới sự co của cơ bắp, giúp đấng mày râu không bị mệt mỏi sau khi tập luyện và nhanh chóng hồi phục sau tổn thương.

3 – Sắt hỗ trợ tăng cường chức năng nhận thức ở con người

Nhiệm vụ của sắt trong việc kích thích não bộ, tăng cường chức năng nhận thức là vô cùng quan trọng. Vì sắt giúp oxy được lưu thông và đưa tới não bộ. Từ đó kích thích hoạt động của não, tăng cường nhận thức và thực hiện các chức năng của não bộ.

Các chuyên gia cũng chứng minh rằng não bộ sử dụng tới 20% lượng oxy trong cơ thể và nhờ đó, chúng sẽ được cung cấp đầy đủ oxy, tăng cường sản sinh nơ ron thần kinh mới.

Vai trò của sắt đặc biệt quan trọng trong việc giúp tăng cường nhận thức ở con người

4 – Sắt giúp cải thiện hệ thống miễn dịch

Khi cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu sẽ giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu hụt sắt sẽ làm cho cơ thể phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trong cơ thể, tế bào bạch cầu, tế bào T-Lymphocytes đóng vai trò ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Mà các tế bào này lại được nuôi dưỡng bởi sắt. Cho nên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ khiến cơ thể phải đối diện với bệnh tật, sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh…

5 – Sắt góp phần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể

Một điều vô cùng thú vị ít ai biết về tác dụng của sắt đối với cơ thể chính là nó có khả năng giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nhất. Nó giúp giữ ổn định nhiệt độ cơ thể, tăng cường khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

6 – Sắt giúp duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả

Sắt đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và phân phối năng lượng đó đi tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Do vậy, nếu thấy hiện tượng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng tức là bạn đang có nguy cơ thiếu sắt và cần phải bổ sung kịp thời.

7-Tác dụng của sắt trong việc giúp tâm trạng trở nên tốt hơn

Có thể rất nhiều người không biết được rằng sắt còn có vai trò trong việc thúc đẩy tâm trạng con người trở nên tích cực hơn. Sắt giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là norepinephrine, dopamine và serotonin. Chính điều này giúp cho tâm trạng con người trở nên thoải mái hơn, tinh thần lạc quan, vui vẻ và suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu sắt

  • Da nhợt nhạt, thiếu sức sống: Đây được cho là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở những người bị thiếu sắt. Khi thiếu sắt tức là cơ thể bị thiếu máu sẽ khiến cho lượng hemoglobin không đủ làm cho da nhợt nhạt, xanh xao. Biểu hiện ở khắp các vị trí của cơ thể hoặc chỉ ở một số vùng như da mặt, móng tay, mặt, chân răng và nướu, mặt trong của môi, mí mắt…
  • Cơ thể mệt mỏi: Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ không tạo ra đủ hemoglobin cho hồng cầu dẫn tới việc vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể không được đảm bảo. Chính bởi vậy mà tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể dẫn tới tình trạng quá sức, gây mệt mỏi bất thường.
  • Gặp phải triệu chứng đau tức ngực, khó thở: Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến huyết sắc tố thấp hơn, làm giảm nồng độ oxy tại các tế bào. Lúc này, phổi cũng phải tăng cường hiệu suất làm việc để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Đó là lý do khiến người thiếu hụt sắt có thể bị đau tức ngực, khó thở.
  • Chóng mặt và đau đầu: Sắt tham gia vào quá trình giúp vận chuyển oxy lên não nhưng khi bị thiếu hụt sắt sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Não không được cung cấp đủ oxy sẽ làm giãn các mạch máu, gây nên tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung làm việc được.
  • Lưỡi, miệng nhợt nhạt và kèm theo sưng, đau nhức: Cơ thể thiếu oxy do thiếu hụt sắt sẽ làm suy giảm myoglobin gây sưng và đau lưỡi. Trong khi đó,  myoglobin chính là protein trong mô cơ của lưỡi liên kết với oxy.
  • Móng tay dễ bị đứt gãy: Tình trạng này khá hiếm gặp và được gọi là koilonychia. Nó khiến cho móng tay dễ bị đứt gãy, móng cũng bị khô hơn bình thường.
  • Tóc và da khô: Một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt là tình trạng da, tóc bị khô, thậm chí là gãy rụng.
  • Tim đập nhanh: Dấu hiệu này không được xuất hiện phổ biến ở những người bị thiếu sắt nhưng cũng không nên bỏ qua. Do sự thiếu hụt sắt dẫn tới oxy không cung cấp đủ khiến tim phải hoạt động liên tục để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra suy tim.
  • Người bị thiếu sắt khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào?
    1. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt
    • Động vật có vỏ như ốc, trai, sò, ngao, hến…
    • Rau cải bó xôi.
    • Một số loại nội tạng động vật như gan, thận, não, tim…
    • Các loại hạt họ đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan…
    • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt dê, thịt lợn, thịt cừu…
    • Các loại hạt: hạt bí ngô, diêm mạch…
    • Thực phẩm khác: như gà tây, đậu phụ, cá, socola đen…
    1. Bổ sung nước ion điện giải

    Đây là cách bổ sung sắt hiệu quả nhất hiện nay. Nước ion điện giải hay còn gọi là nước ion kiềm không chỉ giúp cho cơ thể được bù đắp đủ hàm lượng sắt cần thiết mà cònan toàn mà còn sở hữu nhiều đặc tính có lợi như:

    • Giàu khoáng chất tự nhiên: Nước ion điện giải được loại bỏ sạch tạp chất độc hại nhưng vẫn giữ lại hàm lượng vi khoáng có lợi trong nước ban đầu.
    • Giàu kiềm: giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh liên quan đến dư thừa axit như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược thực quản, gout…
    • Giàu Hydro: giúp chống oxy hóa, nhờ đó cơ thể có thể tránh được nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch…
    • Giúp đào thải hết độc tố: Phân tử nước siêu nhỏ chỉ bằng 0.5 nanomet giúp thẩm thấu nhanh chóng và dễ dàng. Nó tham gia vào quá trình vận chuyển dinh dưỡng, trao đổi chất và giúp đào thải hết độc tố ra bên ngoài cơ thể.
    • Uống nước ion kiềm mỗi ngày giúp bổ sung vi khoáng có lợi cho cơ thể khỏe mạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *